Luật Thanh niên từng bước đi vào đời sống

Thứ sáu - 22/03/2019 11:39
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh vừa tổ chức giám sát tình hình thực hiện Luật Thanh niên trên địa bàn tỉnh từ năm 2013-2018. Qua giám sát cho thấy, luật này đã từng bước đi vào đời sống, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội
Luật Thanh niên từng bước đi vào đời sống

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh vừa tổ chức giám sát tình hình thực hiện Luật Thanh niên trên địa bàn tỉnh từ năm 2013-2018. Qua giám sát cho thấy, luật này đã từng bước đi vào đời sống, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác thanh niên (CTTN).

 

Tạo điều kiện để thanh niên phát triển

 

Bà Nguyễn Thị Diệu Thiền, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cho biết: Thời gian qua, các hoạt động quản lý nhà nước, phong trào thanh niên, các cơ chế, chính sách về phát triển thanh niên trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện có hiệu quả; công tác Đoàn và các phong trào thanh niên, công tác cán bộ Đoàn được các cấp, ngành quan tâm hơn. Việc triển khai Luật Thanh niên đã tạo điều kiện thuận lợi trong huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thanh niên trên nhiều lĩnh vực cuộc sống.

 

Còn theo Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa Nguyễn Tấn Chân, qua triển khai thực hiện Luật Thanh niên, CTTN của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp chính quyền nhận thức đúng vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH. Công tác đào tạo, giải quyết việc làm cho thanh niên được đẩy mạnh. Việc thu hút, tuyển dụng trí thức trẻ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức trẻ đáp ứng yêu cầu tình hình mới...

 

Ở xã miền núi Ea Bar (huyện Sông Hinh), theo Bí thư Xã đoàn Huỳnh Hờ Rươi, được sự quan tâm của Đoàn cấp trên, lãnh đạo các cấp, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của xã tiếp tục được giữvững là đơn vị vững mạnh nhiều năm liền. Các chương trình hoạt động được đoàn viên thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng mạnh mẽ, nhiều hoạt động thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Phong trào thi đua được đẩy mạnh sôi nổi, rộng khắp, khơi dậy niềm hứng khởi của tuổi trẻ, thu hút sự tham gia của các lực lượng xã hội, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo ĐVTN...

 

Cần có nhiều sự hỗ trợ

 

Theo báo cáo của Tỉnh đoàn Phú Yên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện luật vẫn còn một số hạn chế, khó khăn. Đó là, công tác phối hợp giữa các ngành liên quan chưa thực sự chặt chẽ, việc lồng ghép các nội dung của Luật Thanh niên trong chương trình, kế hoạch công tác của một số đơn vị còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò của thanh niên trong tình hình mới; một số cơ chế, chính sách phối hợp thực hiện giữa Đoàn Thanh niên và các cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện chương trình phát triển thanh niên được ban hành nhưng kinh phí để duy trì triển khai hàng năm còn khó khăn, eo hẹp.

 

Do đó, phần nào ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong thực hiện; việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần cho thanh niên còn hạn chế. Một số bộ phận thanh niên còn thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển và hội nhập như: trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tính chủ động sáng tạo, khả năng tự lập...

 

Theo Bí thư Xã đoàn Ea Bar Huỳnh Hờ Rươi, khó khăn Xã đoàn đang gặp là công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn tuy có sự đổi mới nhưng chưa đi vào chiều sâu, thiếu mô hình hay, cách làm sáng tạo, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; vẫn còn thanh niên có biểu hiện thờơ, có lối sống không lành mạnh, vi phạm pháp luật. Kinh phí cho hoạt động Đoàn, chế độ đãi ngộ cho cán bộ Đoàn nhất là ở cấp thôn, buôn vẫn chưa phù hợp với tình hình mới... “Chính vì vậy, rất mong các cấp chính quyền, đoàn cấp trên tiếp tục tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ để hoàn thiện”, Hờ Rươi đề nghị.

 

Bà Ka Sô Chiểu, Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh cho biết: Vấn đề khó khăn nhất hiện nay của thanh niên cơ sở là nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình, nhất là thanh niên xuất ngũ, nghèo và thanh niên dân tộc thiểu số. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng còn nhiều hạn chế... Do đó, theo vị đại biểu HĐND này, các ngành liên quan cần quan tâm hơn nữa; có những đối sách cụ thể giúp cho thanh niên cơ sở, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số có nhiều cơ hội phát triển.

 

“Để làm tốt CTTN trong thời gian đến, Tỉnh đoàn cần có những đánh giá cụ thể hơn tình hình thanh niên đi làm việc ngoài tỉnh, thanh niên dân tộc thiểu số, nghèo hiện đang hoạt động và phát triển kinh tế như thế nào; công tác phối hợp cần được quan tâm chặt chẽhơn; tuyên truyền những quyền lợi mà thanh niên được hưởng phải rõ nét; tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thanh niên theo nội dung của Luật Thanh niên; tập hợp tất cả những vấn đề khó khăn vướng mắc từ cơ sở đến tỉnh để Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh có cơ sở kiến nghị với Trung ương...”, bà Nguyễn Thị Diệu Thiền kết luận.

 

PHẠM THẢO

Nguồn tin: baophuyen.com.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp