UNICEF triển khai chiến dịch đẩy mạnh tiêm chủng trên thế giới

Thứ hai - 22/04/2019 17:06
Ngày 18/4, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) thông báo sẽ triển khai một chiến dịch toàn cầu nhằm truyền tải thông điệp đối với các bậc phụ huynh và người dùng mạng xã hội về tính hiệu quả và an toàn của việc tiêm phòng vắcxin.
UNICEF triển khai chiến dịch đẩy mạnh tiêm chủng trên thế giới

Ngày 18/4, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) thông báo sẽ triển khai một chiến dịch toàn cầu nhằm truyền tải thông điệp đối với các bậc phụ huynh và người dùng mạng xã hội về tính hiệu quả và an toàn của việc tiêm phòng vắcxin.

 

UNICEF cho hay chiến dịch mang tên Tuần lễ Tiêm chủng thế giới, dự kiến diễn ra từ ngày 24-30/4, nhằm gửi thông điệp rằng cộng đồng, bao gồm các bậc phụ huynh, có thể bảo vệ mọi người bằng việc tiêm vắcxin.

 

Trong bối cảnh xu hướng "tẩy chay" tiêm vắc xin ở trẻ nhỏ đang lan rộng, trong năm nay, UNICEF cùng quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (Gavi) có kế hoạch triển khai chiến dịch #VaccinesWork trên mạng xã hội.

 

Nhằm nâng cao ý thức của các bậc phụ huynh, Quỹ Bill & Melinda Gates cam kết quyên góp 1 USD cho mỗi lượt "Thích" hoặc "Chia sẻ" trên mạng xã hội có sử dụng #VaccinesWork trong tháng 4 này, cho đến khi đạt mục tiêu quyên góp 1 triệu USD. Toàn bộ số tiền này sẽ chuyển cho UNICEF.

 

Ông Robin Nandy, lãnh đạo UNICEF phụ trách vấn đề miễn dịch, khẳng định chiến dịch #VaccinesWork là cơ hội cho thấy vai trò mạnh mẽ của mạng xã hội trong việc thay đổi và cung cấp cho các bậc cha mẹ thông tin đáng tin cậy và quý giá về vắc xin.

 

Theo UNICEF, đã có tới 3 triệu người sống sót nhờ vắc xin mỗi năm, và đây là một trong những công cụ y khoa "hợp túi tiền nhất" đảm bảo sức khỏe con người. Cơ quan này tính toán cứ mỗi 1 USD dành cho việc tiêm vắcxin từ lúc nhỏ tuổi sẽ giúp người dân tiết kiệm được 44 USD trong tương lai.

 

Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích này, ước tính khoảng 1,5 triệu trẻ tử vong do các bệnh có thể phòng tránh bằng vaccine trong năm 2017. Bên cạnh nguyên nhân điều kiện tiếp cận vắcxin không được đảm bảo, UNICEF cảnh báo tại một số quốc gia, nhiều gia đình đã tự ý trì hoãn hoặc từ chối không đưa trẻ đi tiêm vắc xin, chủ yếu do chủ quan với sức khỏe của trẻ hoặc quan nhiệm vắc xin có thể gây biến chứng ở trẻ, đặc biệt hơn là phòng trào "tẩy chay" vắc xin trên mạng xã hội. Chính việc nhận thức chưa đầy đủ này đã dẫn tới nhiều đợt bùng phát dịch bệnh, trong đó có sởi, đặc biệt tại các các nước phát triển.

 

Theo TTXVN/Vietnam+

Nguồn tin: baophuyen.com.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp