Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ [email protected], cảm ơn !

Áo dài Việt Nam trong Di sản văn hóa

Thứ hai - 19/10/2020 05:34
Tại hội thảo “Áo dài và Di sản văn hóa” do Bảo tàng Áo dài vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia nhận định, hiếm có trang phục dân tộc nào góp phần vào quá trình tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhiều như áo dài.
Áo dài Việt Nam trong Di sản văn hóa

Tại hội thảo “Áo dài và Di sản văn hóa” do Bảo tàng Áo dài vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia nhận định, hiếm có trang phục dân tộc nào góp phần vào quá trình tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhiều như áo dài.

 

Cụ thể, trong 13 di sản mà Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, có tới 7 di sản liên quan đến áo dài.

 

Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Áo dài cho biết, sớm nhận thức được vai trò của việc gắn kết giữa áo dài và các di sản văn hóa phi vật thể, từ năm 2018 đến nay, Bảo tàng Áo dài đã sưu tầm, tổ chức trưng bày “Áo dài di sản văn hóa” trong nhiều sự kiện triển lãm, hội thảo với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Những hoạt động này từng bước thu hút sự quan tâm của công chúng đối với áo dài và di sản văn hóa.

 

“Đặc biệt, các sự kiện triển lãm, hội thảo đã góp phần điều chỉnh, bổ sung nhiều tư liệu quý báu, hữu ích phục vụ cho công cuộc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của áo dài Việt Nam. Bên cạnh đó, công chúng có những trải nghiệm phong phú khi tiếp cận từng di sản văn hóa Việt Nam hay những câu chuyện giá trị về áo dài”, bà Huỳnh Ngọc Vân chia sẻ thêm.

 

Theo Nghệ nhân Xuân Hòa, Chủ nhiệm CLB Quan họ Kinh Bắc, có thể dễ dàng thấy áo dài là trang phục chính khi biểu diễn nhiều loại hình âm nhạc dân tộc, diễn xướng dân gian của cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Do đó, việc lập hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận nghề may áo dài là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là điều cấp thiết.

 

Liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa cội nguồn trong du lịch Việt Nam, TS Nguyễn Đức Trí, Viện trưởng Viện Du lịch, Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi dân tộc có một cách sống và trong suốt chiều dài lịch sử, họ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, làn điệu âm nhạc, điệu múa và nhiều hình thức nghệ thuật phong phú. Di sản là những gì các thế hệ trước để lại mà nhiều trong số đó là kết quả của những sáng tác đứng vững trước thách thức thời gian, là những kho báu vô giá không thể lãng quên.

 

(TTXVN)

Nguồn tin: baophuyen.com.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp