Không chỉ được “rút ngắn” khoảng cách với đất liền khi mỗi năm có trên dưới 20 chuyến tàu chở lương thực, thực phẩm và đưa người trên khắp mọi miền của Tổ quốc và kiều bào ở nước ngoài ra thăm đảo; Trường Sa hôm nay không còn khó khăn, thiếu thốn mọi thứ như trước đây.
Không chỉ được bảo đảm về yếu tố vật chất, đời sống văn hóa, tinh thần của quân và dân ở huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa này cũng được Đảng, Nhà nước và Quân đội… quan tâm, chăm lo đặc biệt, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao.
Trên đảo đã có nhà văn hóa, thư viện, phòng đọc sách, công viên…; vào các dịp lễ, Tết, nhiều trò chơi dân gian, nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao được tổ chức phong phú, đa dạng, bao gồm cả hoạt động văn hóa tâm linh. Đời sống văn hóa, tinh thần của quân và dân huyện đảo không ngừng được nâng lên.
Trung tâm văn hóa Nam Yết - Nơi diễn ra các hoạt động triển lãm, văn hóa - văn nghệ của quân và dân đảo Nam Yết |
Trên các đảo ở Trường Sa đều có thư viện, phòng đọc sách. Bộ đội thường đến đây đọc sách, tra cứu tài liệu theo giờ quy định |
Ngoài sách, báo, tạp chí được đưa ra từ đất liền, các đơn vị bộ đội còn “xuất bản” báo tường - một món ăn tinh thần không thể thiếu những dịp 22/12, Tết Nguyên đán, 26/3... |
Nhiều trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa - văn nghệ được tổ chức vào các dịp lễ, Tết. Trong ảnh: Tổ chức múa lân ở đảo Song Tử Tây |
Với cây đàn ghi ta, bộ đội có thể hát mọi lúc, mọi nơi trong giờ nghỉ ngơi |
Người dân đảo Song Tử Tây đi lễ chùa theo nhu cầu văn hóa tâm linh, cầu cho quốc thái dân an |
Kéo co, một trong nhiều trò chơi dân gian được các đảo thường xuyên tổ chức và luôn có sức hấp dẫn với nhiều người |
XUÂN HIẾU (thực hiện)