Đảm bảo chất lượng, việc làm cho người học

Chủ nhật - 21/03/2021 02:37
Bên cạnh nâng cao chất lượng toàn diện, hiện các trường đại học còn chú trọng liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo, nhằm giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh nâng cao chất lượng toàn diện, hiện các trường đại học còn chú trọng liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo, nhằm giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

 

Gn kết gia nhà trưng và doanh nghip

 

Trường đại học Xây dựng Miền Trung vừa tổ chức chương trình giao lưu, ký kết hợp tác giữa nhà trường với Tập đoàn Đèo Cả về đào tạo nguồn nhân lực. Theo đó, hai bên thống nhất phát huy năng lực, thế mạnh của mỗi bên; khai thác và tận dụng hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn chung bằng cách hợp tác trong các hoạt động giáo dục và đào tạo, tổ chức sự kiện học thuật, cũng như khuyến khích giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…

 

Hai đơn vị sẽ cùng hướng đến xây dựng một học viện chung nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về phương thức quản trị, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật phục vụ sự phát triển chung. Ngoài ra, với chủ đề “Khát vọng - Dấn thân - Chia sẻ”, cũng tại chương trình này, Ban lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả đã chia sẻ về những thành tựu mà tập đoàn đạt được cũng như định hướng phát triển thời gian tới của tập đoàn tới giảng viên, sinh viên của nhà trường. Qua đó giúp sinh viên định hướng rõ hơn về ngành nghề mình đang theo đuổi.

 

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho hay: Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là quan hệ biện chứng. Từ mối liên kết này, các trường có thêm điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, còn doanh nghiệp tìm được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu, góp phần rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn.

 

Điểm khác biệt quan trọng giữa đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp so với phương thức đào tạo truyền thống là căn cứ vào đầu ra để lựa chọn công nghệ đào tạo và đầu vào phù hợp. Từng vị trí công việc trong doanh nghiệp sẽ yêu cầu phải có kiến thức gì, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp nào cần thiết… để nhà trường chủ động trang bị cho người học, tránh tình trạng phải đào tạo lại.

 

Còn PGS.TS Nguyễn Vũ Phương, Hiệu trưởng Trường đại học Xây dựng Miền Trung chia sẻ: Với phương châm lý thuyết đi đôi với ứng dụng thực tiễn, những năm qua nhà trường luôn thực hiện công tác đào tạo gắn kết với doanh nghiệp.

 

Chương trình giao lưu, ký kết hợp tác giữa nhà trường với Tập đoàn Đèo Cả là một trong những hoạt động tăng cường phát triển hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược của trường trong định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực, giới thiệu việc làm cho sinh viên. Đồng thời qua sự liên kết này còn giúp trường bổ sung, cập nhật những điểm mới vào chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp.

 

Hn chế tình trng mt cân đi cung - cu

 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống xã hội. Trong xu thế này, các cơ sở đào tạo buộc phải linh hoạt trong việc thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không thể thiếu sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.

 

Sinh viên Trường đại học Xây dựng Miền Trung thực hành. Ảnh: THÚY HẰNG

 

Để việc gắn kết với doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở vấn đề tìm chỗ thực hành cho sinh viên hay xin học bổng, hiện đa số các trường xem việc liên kết này là cơ hội để giúp sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt là để tránh hiện tượng mất cân đối về cung - cầu nhân lực chất lượng cao, các trường đại học đã liên kết với doanh nghiệp ngay từ khâu đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Một bộ phận doanh nghiệp chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo để tìm kiếm nhân lực, “đặt hàng” nhân lực chất lượng cao từ phía cơ sở đào tạo và có những động thái thiết thực để đồng hành cùng nhà trường trong quá trình đào tạo.

 

PGS.TS Nguyễn Vũ Phương thông tin: Ngoài việc gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo với việc làm, tuyển sinh với tuyển dụng thông qua ký kết hợp tác đào tạo, hội chợ việc làm với các doanh nghiệp…, Trường đại học Xây dựng Miền Trung còn thành lập quỹ học bổng, sân chơi khởi nghiệp nhằm mang đến cơ hội tự tạo việc làm, xây dựng bản lĩnh cho sinh viên của trường. Trường cũng đang hướng chương trình đào tạo của mình theo nhu cầu của doanh nghiệp bằng cách tham khảo ý kiến doanh nghiệp về chương trình đào tạo, mời các doanh nhân tham gia vào một số chương trình giảng dạy, trao đổi ý kiến, hướng nghiệp...

 

Nhà trường gắn kết đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên. Sự gắn kết này đã và đang được các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở nhiều nước khai thác triệt để, nổi bật nhất như Cộng hòa Liên bang Đức với mô hình đào tạo kép - vừa học trong nhà trường và thực hành trực tiếp tại doanh nghiệp. Ở nước ta, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cũng bắt đầu thấy được lợi ích to lớn nếu gắn kết được với nhau.

 

Theo nhìn nhận của PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, trong những năm qua, nhờ sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhiều công ty đã hỗ trợ trang thiết bị cho nhà trường. Chẳng hạn, Công ty Toyota Việt Nam hỗ trợ xưởng thực hành với đầy đủ trang thiết bị, phụ tùng cơ khí ô tô để sinh viên làm quen với máy móc, sửa chữa, lắp ráp phụ tùng ô tô... Trong khi đó, nhiều công ty khác đặt phòng thí nghiệm tại trường với trang thiết bị hiện đại.

 

Còn tại Trường đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, hiện có hơn 120 xưởng thực hành được trang bị hiện đại và trên 400 phòng thí nghiệm các loại, trong đó có sự đầu tư không nhỏ của các doanh nghiệp…

 

Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, thời gian tới, các trường đại học Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo nhằm gắn kiến thức giảng dạy trong nhà trường với tình hình thực tế, qua đó giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích nghi kịp thời với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Ngoài ra, các trường đại học ở Việt Nam cần tích cực mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy một số học phần, chuyên đề sát với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là cần đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp.

 

Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, thời gian tới, các trường đại học Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo nhằm gắn kiến thức giảng dạy trong nhà trường với tình hình thực tế, qua đó giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích nghi kịp thời với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

THÚY HẰNG

Nguồn tin: baophuyen.com.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp