Đây là những nội dung quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm bắt và thực hiện đúng khi tham gia hợp tác kinh tế với các nước trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Cam kết về cạnh tranh
Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019. Tính đến nay, CPTPP có 12 nước thành viên (sau khi Vương quốc Anh chính thức ký thỏa thuận gia nhập vào ngày 16/7/2023).
Còn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là hiệp định được ký giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đây là 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) với phạm vi và mức độ cam kết sâu rộng, đặc biệt trong lĩnh vực cạnh tranh.
Sau Hiệp định CPTPP, việc Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định EVFTA góp phần thiết lập quan hệ đối tác bình đẳng, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi với một số nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Điều đặc biệt, Việt Nam là nước thứ hai trong ASEAN và là nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực ký kết FTA với EU.
Đây là kết quả của chặng đường dài, thể hiện các bước tiến lớn để đưa Việt Nam từ một nước đi sau, lần đầu tiên vươn lên thuộc nhóm nước đi đầu trong khu vực trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Điểm nhấn quan trọng của EVFTA nằm ở các cam kết về cạnh tranh. Những quy định này được thiết kế không chỉ để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực đểdoanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường châu Âu.
Việc tham gia EVFTA đòi hỏi Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe vềcải cách thể chế, minh bạch hóa và tuân thủcác quy định pháp luật quốc tế. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội đểdoanh nghiệp Việt Nam thực sự nâng tầm năng lực cạnh tranh.
Ông Võ Đình Hạnh, Phó Giám đốc SởCông Thương cho biết: Các hiệp định CPTPP và EVFTA không chỉ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn đặt ra các tiêu chuẩn minh bạch, công bằng, giúp cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong khu vực. Hai FTA đã xóa bỏ phần lớn thuế quan về hàng hóa giữa Việt Nam với các nước tham gia hiệp định, mang lại cơ hội cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm; góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập…
Cơ hội hợp tác, phát triển của doanh nghiệp
Bên cạnh những cơ hội, các FTA cũng mang lại không ít thách thức. Thời điểm chúng ta gia nhập sâu rộng vào thị trường các nước cũng là khi nước ta dần mở cửa thị trường trong nước để đón các làn sóng đầu tư, thương mại, tạo sức ép cạnh tranh cho nền sản xuất trong nước…
Nhiều quốc gia đã nghiên cứu và xây dựng các hàng rào kỹ thuật để hỗ trợ, bảo vệ những ngành sản xuất trong nước thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại cũng trởnên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới; đồng thời cũng nảy sinh các vụ khởi kiện, các vấn đề tranh chấp trong giao dịch, quan hệ quốc tế…
Nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay cho các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, những năm qua, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều lớp tập huấn, phổ biến kiến thức, nội dung trong các hiệp định để doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt, thực hiện.
Ông Võ Đình Hạnh cho biết: Mới đây, SởCông Thương đã phối hợp với Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tổ chức Hội thảo tuyên truyền pháp luật và chính sách cạnh tranh trong Hiệp định CPTPP và EVFTA. Mục tiêu là giúp các đơn vị nắm được những thông tin, kiến thức về: Chính sách, quy định về kiểm soát tập trung kinh tế; về cạnh tranh không lành mạnh; chính sách, pháp luật cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề cần lưu ý dành cho doanh nghiệp khi tham gia sản xuất, kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế hiện nay.
Bà Hoàng Thị Thu Trang, Phó Thủtrưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông tin: Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiệp định EVFTA là hiệp định đa phương mang lại cơ hội và thách thức cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh của Việt Nam cũng như của EU, cụ thể là các doanh nghiệp.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam không chỉ kinh doanh, buôn bán hàng hóa sang lãnh thổ các nước trong EU mà chiều ngược lại, các tổ chức, cá nhân tại EU cũng có thể tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển mở rộng thương mại tại Việt Nam. Bởi vậy, việc nắm chắc pháp luật cạnh tranh Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác của mình không bị thua thiệt ngay trên phần sân nhà.
Các Hiệp định CPTPP và EVFTA không chỉ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn đặt ra các tiêu chuẩn minh bạch, công bằng, giúp cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong khu vực. |
VÕ PHÊ