Khúc hát tri ân

Thứ sáu - 08/11/2024 09:35
Th
Khúc hát tri ân

Tháng 11 - tháng ca nhiu cung bc cm xúc, là tháng tri ân nhng người đưa đò” thm lng luôn hết lòng vì s nghip trng người.

 

Ngợi ca truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc, rất nhiều tác phẩm thi ca với nội dung tôn vinh và tri ân nghề giáo - nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều thế hệ người nghe nhạc Việt.

 

Ca khúc Yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu của Nguyễn Văn Quỳ. Ảnh: Internet

 

Ngh cao quý nht

 

Trên những nẻo đường của Tổ quốc xanh tươi/ Có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương/ Có những bài ca nghe rạo rực lòng người/ Bài ca ấy, loài hoa ấy đẹp như em, người giáo viên nhân dân.... Đó là lời của ca khúc Bài ca người giáo viên nhân dân của cố nhạc sĩ Hoàng Vân - tác phẩm nổi tiếng nhất viết về đề tài sư phạm từ trước đến nay. Năm đó nhạc sĩ 40 tuổi. Ông đã hát bài này mỗi khi đến với các trường học và trước công chúng, người nghe đón nhận như một món quà dành cho quý thầy cô giáo. Ca khúc được lan tỏa nhanh trong ngành Giáo dục và tiếp đó truyền đi trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

 

Ca khúc của ông có giai điệu trẻ trung, tiết tấu sôi nổi. Ở đoạn 1, nhạc sĩ khắc họa trạng thái vui tươi, yêu đời của những cô giáo trẻ với những ước mơ xanh: Tâm hồn em tươi mát xanh như bóng lá bàng/ Trái tim em đỏ nhiệt tình như hoa phượng vĩ/ Như chim bay về khắp miền, em lên đường/ Tung bay xa nhiều thế hệ cháu Bác Hồ... Đến đoạn 2, tác giả phản ánh cuộc sống vất vả của người giáo viên khi: Bên ánh đèn khuya, em đã thức bao đêm/ Dưới chiến hào dân quân, nhiều trận có em/ Có những cuộc chia tay dạt dào kỷ niệm/ Người cầm bút, người cầm súng, người đi xa hằng nhớ ghi tên em”. Phần kết ca khúc có những ca từ thật đẹp và tự hào: Em đi gieo hạt giống đẹp bao tâm hồn, noi gương anh hùng cách mạng chiếu sáng ngời.... Và họ có quyền tự hào là những “chiến sĩ văn hóa”, lớn lên trong chiếc nôi cách mạng Việt Nam.

 

Với truyền thống tôn sư trọng đạo, Đảng và Nhà nước ta xác định “giáo dục là quốc sách”, luôn quan tâm, tôn trọng đội ngũ nhà giáo. Năm 1963, khi đến thăm Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Yêu người bao nhiêu, càng phải yêu nghề bấy nhiêu”. Thấm thía ý nghĩa câu nói ấy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ đã sáng tác ca khúc Yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu: …Kìa bao đóa hoa ngát hương trên Tổ quốc/ Quý sao bao mầm non, lớn lên sẽ thành rừng/ Cùng nhau góp sức, ta trồng tưới vun...

 

Tác giả đã phần nào nói lên tâm nguyện của giáo viên lúc bấy giờ. Việc lựa chọn nghề giáo không phải là điều dễ dàng khi mức lương ít ỏi, đi dạy học ở các vùng sâu vùng xa trở thành một thử thách đối với nhiều thầy cô giáo trẻ. Có lẽ lúc này, không chỉ là sự lựa chọn nghề nghiệp mà còn như một sự cống hiến, một nhiệm vụ không phải ai cũng vượt qua được: Nào cùng đi khi ta đã là người giáo viên nhân dân/ Khuya sớm chuyên cần dìu dắt tuổi xanh/ Vượt qua chông gai tiến bước/ Nguyện đem tinh hoa dâng lên Tổ quốc.

 

Tm lòng ca bao thế h hc trò

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “...Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không có trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh...”. Vì vậy, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trở thành một dịp đặc biệt để nhiều thế hệ học trò bày tỏ lòng tri ân sâu sắc dành cho thầy cô giáo.

 

Tình cảm tri ân thầy cô cũng là nguồn cảm hứng dạt dào trong sáng tác văn học, nghệ thuật, trong đó có âm nhạc. Những ca khúc nổi tiếng, được nhiều thế hệ người yêu nhạc thuộc nằm lòng như: Người thầy (Nguyễn Nhất Huy), Bụi phấn (Vũ Hoàng - Lê Văn Lộc), Khi tóc thầy bạc trắng (Trần Ðức), Nhớ ơn thầy cô (Nguyễn Ngọc Thiện)...

 

Với ca từ, giai điệu tha thiết và chân tình, nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy đã khắc họa rõ nét hình ảnh Người thầy trong tâm thức của mỗi thế hệ học trò: Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/ Từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy/ Để em đến bên bờ ước mơ/ Rồi năm tháng sông dài gió mưa… Ca khúc mang đến cho người nghe suy ngẫm đến lặng người về cuộc đời của người thầy: Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi/ Vẫn chiếc áo xưa choàng đôi vai/ Thầy vẫn đi, buồn vui lặng lẽ...

 

Nằm trong top 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX ở Việt Nam do Báo Thiếu Niên Tiền Phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức bình chọn, Bụi phấn là ca khúc kinh điển nhất về người thầy mà bất kỳ ai khi còn đi học cũng đều thuộc lòng. Được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Lê Văn Lộc, Bụi phấn nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc thiếu nhi nổi tiếng nhất của nền âm nhạc Việt. Hơn 40 năm từ khi ra đời nhưng những lời ca của ca khúc vẫn còn mãi với thời gian, còn mãi trong tâm thức của bao lứa học trò trên mọi miền đất Việt.

 

Phải nói rằng, Bụi phấn là ca khúc đặc biệt diễn tả về những khoảnh khắc chân thật, giản dị, gần gũi và tâm huyết của người thầy trên bục giảng với mong muốn mang đến cho học trò những bài học sâu sắc, bổ ích. Hình ảnh bụi phấn vương trên mái tóc người thầy là một hình ảnh đẹp mà không một người học trò nào có thể quên được: Khi thầy viết bảng/ Bụi phấn rơi rơi/ Có hạt bụi nào/ Rơi trên bục giảng/ Có hạt bụi nào/ Vương trên tóc thầy/ Em yêu phút giây này/ Thầy em tóc như bạc thêm/ Bạc thêm vì bụi phấn/ Cho em bài học hay/ Mai sau lớn nên người/ Làm sao có thể nào quên/ Ngày xưa thầy dạy dỗ/ Khi em tuổi còn thơ...

 

THIÊN LÝ

Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp