Để mối quan hệ họ hàng không mai một

Chủ nhật - 10/11/2024 06:59
N
Để mối quan hệ họ hàng không mai một

Nếu như người ln tui xem mi quan h h hàng là mt phn quan trng trong đời sng tinh thn thì nhiu người tr hin nay ngi tiếp xúc vi h hàng vì nhiu lý do.

 

Người trưởng thành đề cao quan h h hàng

 

Quan hệ dòng họ là nét đẹp trong văn hóa của người Việt bởi dòng họ phát triển thì cộng đồng làng xã phát triển, đất nước phát triển. Cũng vì ý nghĩa này mà hiện nay, ở nhiều làng quê, mối quan hệ dòng họ đối với người cao tuổi vẫn rất bền chặt và đại đa số người dân vẫn coi quan hệ dòng họ có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của mỗi gia đình.

 

Khu phố 3, phường Hòa Vinh, TX Đông Hòa có một xóm nhỏ mà ở đó, hầu hết gia đình đều mang họ Huỳnh. Họ tụ cư nhiều đời trên một khu đất tạo nên nhiều mối quan hệ cùng gắn bó. Trên một khuôn viên đất chạy dọc theo con đường, nếu các nhà không phải anh em ruột thì cũng là con nhà chú bác ruột, chú bác họ. Những đứa trẻ nhỏ nhất trong xóm sẽ có chung ông cố, ông sơ với nhau.

 

Vì cùng sống trong cộng đồng nhỏ nên những người họ hàng dễ dàng tiếp xúc với nhau, thuận lợi để hình thành các mối quan hệ, tình cảm. Tình cảm này thể hiện rõ nhất mỗi khi tết đến, xuân về; khi các chú bác lớn tuổi lên kế hoạch làm bữa cúng tất niên, cúng đường sá và cầu bình an cho làng xóm.

 

Từ gốc rễ này, con cháu làm ăn khắp nơi đều mong mỏi trở về ngày cuối năm để cùng dọn dẹp đường làng, nấu nướng bày biện, ngồi chung mâm cơm, chuyện trò rôm rả đợi đêm giao thừa. Tình cảm này cũng thể hiện rõ khi một trong các nhà có đám hiếu, hỷ. Không ai bảo ai, mọi người sẽ chung tay chia sẻ để công việc được chu toàn. Để nếu là niềm vui thì sẽ được nhân lên; còn nỗi buồn sẽ được san sẻ.

 

Ông Huỳnh Hoa là một trong những người cao tuổi của họ Huỳnh ở khu phố 3, phường Hòa Vinh. Ông Hoa chia sẻ: “Họ hàng chúng tôi đông đúc, con cháu có người ở gần, có người ở xa nhưng chúng tôi luôn cố gắng để kết nối chúng lại với nhau bằng nhiều hoạt động như: Giỗ họ hằng năm, viếng mộ ngày cuối năm, cúng tất niên xóm. Được tạo điều kiện để gặp nhau nên họ hàng càng trở nên gần gũi.

 

Cũng từ đây, các gia đình nhìn nhau để các con, các cháu cố gắng học tập, cố gắng làm ăn. Lúc thông thường, mọi người ai cũng bận rộn nên chẳng gặp gỡ nhiều nhưng khi có công việc cần nhau, họ sẵn sàng tương trợ trong cuộc sống. Vì trân trọng không khí gặp gỡ, đông vui nên dịp cuối năm và mấy ngày tết, dù có nhà riêng nhưng con cháu đều tề tựu về đông đủ. Những người cao tuổi như chúng tôi không còn thiết miếng ăn, miếng uống, chỉ cần gặp đủ mặt con cháu, biết được chúng nó sống ổn là vui rồi”.

 

Làm gì để kết ni?

 

Dù vẫn còn những dòng họ giữ được sự gắn kết nhưng ngày nay, trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, internet phát triển và nhận thức của nhiều người trẻ thay đổi thì ở không ít dòng họ, mối quan hệ giữa các thành viên trở nên rời rạc, giới trẻ dần mất kết nối với họ hàng.

 

Nói về sự thay đổi này, chị Hồ Thị Thanh, quê xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, hiện sống tại tỉnh Khánh Hòa cho biết: Ngày trước, mọi người sống cùng làng xã, không giới thiệu vẫn biết là có quan hệ họ hàng. Ngày nay, người trẻ học tập, lập nghiệp sống xa cách nhau, thi thoảng mới gặp nhau nên mối quan hệ sẽ nhạt phai theo thời gian. Trước thực tế đó, dù ông bà cha mẹ cố níu kéo để bọn trẻ gần gũi thắt chặt quan hệ với họ hàng cũng thật sự khó khăn.

 

Còn theo chị Nguyễn Thị Thùy Dung, quê ở xã Hòa Tân Đông, TX Đông Hòa đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh thì việc gặp thưa thớt anh chị em họ không thể giúp mối quan hệ này trở nên sâu sắc. Chị Dung cho biết, mỗi năm dường như chị chỉ gặp họ hàng nội, ngoại vào dịp tết.

 

Mỗi lần đi chúc tết, sau khi chào hỏi và trò chuyện những câu chung chung về công việc, sức khỏe, chị thường không biết nói gì thêm. Đối với chị Dung, gia đình là quan trọng nhất, còn họ hàng không nằm trong vòng ưu tiên đó nên mỗi lần về quê, chị đều dành thời gian cho ba mẹ, bỏ qua mọi cơ hội gặp gỡ những người khác.

 

“Nhà ba mẹ tôi ít anh chị em; các cô, các dì ở xa nên tuổi thơ của tôi không gắn bó với anh chị em họ. Sau này đi làm, chúng tôi chỉ gặp nhau mỗi dịp tết nên không có nhiều tình cảm, muốn chia sẻ điều gì cũng thấy rất khó khăn nên dần mất kết nối”, chị Dung cho biết.

 

Hiểu việc người trẻ ngại giao tiếp với họ hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nữ TS Nguyễn Ánh Hồng, chuyên gia văn hóa, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khuyên người trẻ nên tìm cách vun vén các mối quan hệ với đại gia đình, tránh tách biệt khỏi xã hội vì tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe tinh thần.

 

Các chuyên gia về gia đình cũng cho rằng, con người sống trong tổng hòa các mối quan hệ, không thể không chú ý đến việc gìn giữ mối quan hệ họ hàng. Để tăng cường sự gắn kết giữa gia đình với gia đình, giữa thế hệ cao tuổi và thế hệ trẻ, những người đi trước có trách nhiệm khơi gợi cho con, em, cháu của mình về mối liên kết trong dòng họ, về vai vế, cách xưng hô. Nếu con, cháu, em không nhận ra hoặc không biết cách xưng hô, ứng xử sao cho đúng thì người lớn phải đứng ra chỉ dạy, nhắc nhớ chứ không nên “ngó lơ” rồi chỉ trích. 

 

Con người, sống trong tổng hòa các mối quan hệ, không thể không chú ý đến việc gìn giữ mối quan hệ họ hàng.

 

THÁI HÀ

Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp