Lạ mà ngon, món lá sắn kho

Chủ nhật - 29/12/2024 08:27
L
Lạ mà ngon, món lá sắn kho

Lá sn kho nu bng ci là món ăn truyn thng không th thiếu trong dp tết c truyn, ngày cúng, gi, theo phong tc ca đng bào DTTS Ê Đê, Ba Na, Chăm huyn min núi.

 

Món truyền thống nên chế biến theo cách truyền thống là dùng cối chày giã nhỏ rồi cắt cà gai làm hai, bông đu đủ đực, măng tre chẻ nhỏ, trái ớt hiểm xanh, trộn lại bỏ vào nồi chụm lửa nấu. Ảnh: MẠNH HOÀI NAM

 

Từ món ăn không dầu mỡ nấu trong bếp gia đình đồng bào DTTS, lá sắn kho gần đây được bán tại các chợ, trở thành thức ăn chay thanh lọc cơ thể. Món này còn được đưa vào thi ẩm thực trong ngày hội truyền thống của đồng bào để lưu giữ, đồng thời gắn kết quá khứ và hiện tại.

 

Bí quyết nu bay v đng ca lá sn

 

Trong chuyến đi về xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh), chúng tôi tham quan mô hình trang trại vườn cây ăn trái và được mời ăn trưa tại trang trại. Bàn tròn dọn ra chả lụa, chả ram, thịt nướng, khổ qua xào trứng, lá sắn kho; thế nhưng các món khác đều ít được dùng, ai cũng hướng đến món lạ, lá sắn kho.

 

Ông Nay Y Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Đức Bình Đông cho biết: Lá sắn non dùng để chế biến phải là sắn gòn, cuống màu đỏ. Lá sắn nấu ngon khi giã có độ dẻo là cây sắn lên cao ra củ non, nếu cây sắn nhỏ quá thì bị nhớt. Phân biệt sắn gòn và các loại sắn khác thì cọng sắn gòn toàn màu đỏ, còn các giống sắn khác, nửa đỏ nửa trắng.

 

Người dùng hái lá non gần đọt đem bỏ cối giã nhỏ. Món truyền thống nên chế biến theo cách truyền thống là dùng cối chày, có người làm biếng đem bỏ vào máy xay nát vụn không ngon. Sau khi giã nhỏ rồi xắt cà gai làm hai, bông đu đủ đực, măng tre chẻ nhỏ, trái ớt hiểm xanh, trộn lại bỏ vào nồi chụm lửa nấu. Khi nấu không đậy nắp vung để bốc hơi bay vị đắng lá sắn. Chụm lửa canh nồi sắc nước đặc sệt gọi là kho.

 

Lá sắn gòn dùng để chế biến món lá sắn kho. Phân biệt sắn gòn và các loại sắn khác thì cọng lá sắn gòn toàn màu đỏ. Ảnh: MẠNH HOÀI NAM

 

Cũng theo ông Nay Y Sơn, món lá sắn kho nấu bằng bếp củi. Hiện nay người dân trồng keo khai thác bán gỗ nguyên liệu, còn lại cành nhánh làm củi. Người ngồi chụm củi cho ngọn lửa ôm đít nồi, đừng để lửa ngọn cao quá gọi là già lửa, lá sắn chín bẫy.

 

Món lá sắn kho khi nấu vừa sôi, bay hơi thơm mùi lá sắn rẫy và cay cay ớt hiểm, mùi nhẩn nhẩn bông đu đủ đực ngào lại mùi núi rừng. Món truyền thống ăn vào bắt vị ngay đầu lưỡi.

 

Ngồi quanh bàn tròn, mười người như chục, ai ăn món lá sắn kho cũng khen, lạ mà ngon. Cũng lá sắn, nhưng nấu canh lá sắn gọi là canh bồi thì kỳ công hơn vì ra rẫy đi cả buổi góp trên 30 loại lá đầy một gùi cho nồi canh bồi: đọt bầu, đọt mướp, đọt cây đủng đỉnh, đọt ớt, đọt cây thiên tuế, đọt lá sắn, trái cà nút, rau bồ ngót, bông bí... “Hằng năm, các ngày lễ đại đoàn kết, tết cổ truyền, ngày cúng theo phong tục của đồng bào DTTS, lá sắn kho là món đầu danh sách vì đây là món ăn truyền thống của người Ê Đê, Ba Na, Chăm ở huyện miền núi”, bà Hồ Thị Thu Sa, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đức Bình Đông nói.

 

Lá sn kho trong l cúng rưu 7

 

Lớp trung cấp chính trị K127, hệ không tập trung (Trường Chính trị tỉnh) được anh Kpă Y Ní (học viên của lớp K127) ở xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa mời lên nhà dự lễ cúng rượu 7 của người Ê Đê. Đây là lễ cúng mừng sức khỏe, một nghi lễ không thể thiếu trong vòng đời của người Ê Đê. Lễ cúng được tiến hành vào thời gian rảnh rỗi, lúc nông nhàn và người được cúng phải đạt độ tuổi theo quy định.

 

Nồi lá sắn kho trên bàn tiệc. Ảnh: MẠNH HOÀI NAM

 

Thầy cúng Oi Sưa chia sẻ, theo phong tục, mỗi người sẽ được cúng sức khỏe 3 lần. Lần một khi đã ngoài 30 tuổi, lễ vật gồm 1 con heo đực, 3 ché rượu, gọi là rượu 3. Lần hai, khi đã ngoài 50 tuổi, gồm 2 con heo thiến, 5 ché rượu, gọi là rượu 5. Và cúng lần cuối cùng khi đã ngoài 60 tuổi, gồm 3 con heo thiến, 1 con bò, 7 ché rượu nên gọi là rượu 7. Trong 3 lần cúng mừng sức khỏe, cúng rượu 7 là quan trọng nhất. Đây là một nghi lễ thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu trong gia đình đối với ông bà, cha mẹ. Trong các món ăn truyền thống không thể thiếu món lá sắn kho.

 

Anh Kpă Y Ní cho hay, gia đình tổ chức lễ cúng rượu 7 mừng sức khỏe cho bác vợ Alê Y Ve (người Ê Đê theo phong tục mẫu hệ). Ngoài lễ vật chính, mâm cúng được sắp theo con số 7, như một dĩa cơm sắp theo 7 chén cơm, 1 tô lá sắn kho với 7 chén lá sắn kho và 1 cây thịt lụi nướng dài thì có 7 cây lụi nhỏ…

 

Chị Nguyễn Huỳnh Vũ Diễm, học viên lớp K127, công tác ở Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Sở NN&PTNT), nói: Dĩa thịt bò, thịt heo lụi ở đâu cũng có và ăn từ lúc nhỏ, còn lá sắn kho hồi nhỏ giờ tôi mới được ăn. Lá sắn kho được nấu theo cách truyền thống không dầu, không mỡ vừa ngon vừa lạ.

 

Còn chị Nguyễn Thị Mỹ, học viên lớp K127, ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa cho hay: Món lá sắn kho nấu ăn vừa miệng, không ngọt hay béo như các món ăn khác, trở thành món chay. Đối với người ở xã miền núi, món này góp cây nhà lá vườn, nhanh, gọn, lẹ, là món ăn truyền thống trong bữa cơm gia đình. Gần đây vào ngày rằm, mùng một, chợ thị trấn Củng Sơn cũng có bán món lá sắn kho cho người ăn chay. Giờ đây món ăn này không chỉ là bữa ăn của người đồng bào DTTS, mà người Kinh cũng thích ăn món lạ mà ngon.

 

Cùng dự lễ cúng rượu 7, ông Nay Y Blung, Bí thư Huyện ủy Sông Hinh - người con xã Ea Chà Rang (huyện Sơn Hòa), cho biết: Dịp tết cổ truyền, ngày cúng, giỗ, theo phong tục của đồng bào DTTS, lá sắn kho là món ăn truyền thống không thể thiếu. Con em đi học hay đi làm xa, một năm đôi ba lần về nhà “đòi” ăn cho bằng được món truyền thống lá sắn kho nấu bằng củi. Lá sắn kho được đưa vào thi ẩm thực ngày hội truyền thống của đồng bào DTTS để lưu giữ, đồng thời gắn kết quá khứ và hiện tại.

 

MẠNH HOÀI NAM

Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp