Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số

Thứ hai - 09/12/2024 07:04
Ban D
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số

Ban Dân tc tnh va phi hp Trưng đi hc Phú Yên t chc din đàn Thúc đy tinh thn khi nghip, khi s kinh doanh cho thanh niên DTTS. Chương trình nhm thúc đy tinh thn khi nghip sáng to cho sinh viên ngưi đng bào DTTS đang hc ti các trưng đi hc, cao đng.

  

Khơi dy tinh thn khi nghip

 

Thực hiện Tiểu dự án 2 Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp các trường đại học tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên người đồng bào DTTS khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Chương trình giúp định hướng, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên ngay từ trên ghế nhà trường.

 

Em Rơ Chăm Hà, sinh viên Khoa Giáo dục mầm non, Trường đại học Phú Yên, chia sẻ: Trước đây em chỉ nghĩ sẽ về quê xin việc làm sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng, khi được gợi ý về khởi nghiệp, em lại thấy rất hào hứng. Em nghĩ đây là một cơ hội rất tốt để em có thể thử sức trong một lĩnh vực hoàn toàn mới và có thể tự làm chủ cuộc sống của mình.

 

ThS Lương Tấn Thu, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường đại học Phú Yên, nhấn mạnh: Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp là một cơ hội lớn cho sinh viên DTTS. Sinh viên có thể bắt đầu từ quy mô nhỏ; tận dụng tốt các cơ hội đào tạo, hội thảo khởi nghiệp để trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết.

 

Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, các bạn phải có tư duy khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm và có sự sáng tạo, linh hoạt trong cách tiếp cận. Sinh viên phải xác định sản phẩm, dịch vụ dựa trên thế mạnh của cá nhân và địa phương nhằm tạo điểm khác biệt; lập kế hoạch kinh doanh, tính toán chi phí, lợi nhuận dự kiến, quản lý rủi ro; thử nghiệm ý tưởng, nhận phản hồi và liên tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ...

 

Đặc biệt, sinh viên DTTS có thể tham khảo các mô hình phát triển du lịch cộng đồng; khởi nghiệp từ sản phẩm nông sản hữu cơ, dược liệu; xây dựng thương hiệu thời trang hoặc sản phẩm thủ công truyền thống… Đồng thời, các bạn có thể tận dụng các chương trình hỗ trợ từ địa phương như Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, hội chợ giới thiệu sản phẩm… để bắt đầu hành trình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

 

Tìm kiếm ý tưng khi nghip

 

Em Nay Y Chí, sinh viên năm 2, Khoa Nông nghiệp, Trường đại học Phú Yên, chia sẻ: Gia đình em có gần 3ha đất, chủ yếu trồng mía và một số loại hoa màu. Thế nhưng, em lại đặc biệt có hứng thú với các loại cây ăn trái. Em đã ấp ủ ước mơ xây dựng một thương hiệu nông sản sạch từ rất lâu. Diễn đàn này là cơ hội để em nghiêm túc nghĩ về việc khởi sự kinh doanh, tận dụng kiến thức học được để xây dựng sự nghiệp cho riêng mình.

 

Thầy Nguyễn Huy Vũ, Phó Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên, Trường đại học Phú Yên cho biết: Trong chương trình học, một số sinh viên đã được tiếp cận các kiến thức cơ bản về cách thức khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ban đầu.

 

Tuy nhiên, nhà trường chưa tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế để sinh viên có thể hình thành, rèn luyện được các kỹ năng về khởi nghiệp, hiện thực hóa những kiến thức đã được học. Đặc biệt, sinh viên là người đồng bào DTTS lại càng ít điều kiện để hình thành được các ý tưởng khởi nghiệp vì thiếu kỹ năng, nguồn vốn...

 

Thời gian tới, nhà trường sẽ phối hợp với các đơn vị triển khai các cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp; lựa chọn những đề tài có khả năng ứng dụng thực tế để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

 

Ông Võ Ngọc Châu, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết: Sau diễn đàn về thúc đẩy khởi nghiệp, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ các trường học tìm kiếm các ý tưởng khởi nghiệp để lựa chọn được các dự án có tính khả thi.

 

Những dự án này sẽ được hỗ trợ các điều kiện để khởi nghiệp, bao gồm: chi phí đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tại hiện trường; chi phí đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ; chi phí thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm… nhằm từng bước tạo ra được những sản phẩm khởi nghiệp hiệu quả, có giá trị. 

 

Sinh viên là người đồng bào DTTS có thể khai thác văn hóa và bản sắc dân tộc; các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng riêng từ văn hóa địa phương; sản phẩm về du lịch cộng đồng, ẩm thực và thủ công mỹ nghệ… để bắt đầu cho hành trình khởi nghiệp nhằm tạo được những lợi thế riêng biệt.

 

ThS Lương Tấn Thu,

giảng viên Khoa Kinh tế, Trường đại học Phú Yên

 

NGÔ XUÂN

Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp