Những người trẻ dễ tổn thương

Chủ nhật - 22/12/2024 07:21
Th
Những người trẻ dễ tổn thương

Thế h tr ngày nay đang đi mt vi mt thc tế đy thách thc. Mc dù đưc sinh ra trong thi k phát trin mnh m v khoa hc công ngh, đy đ điu kin vt cht, nhưng dưng như li d b tn thương hơn so vi các thế h trưc.

 

Khi mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần đều được đáp ứng dễ dàng, trẻ có thể sẽ phát triển tâm lý phụ thuộc và thiếu tự lập khi vào tuổi trưởng thành. Ảnh minh họa: Internet

 

Chu áp lc kém

 

Thời gian qua, nhiều phụ huynh bày tỏ mối lo ngại về việc con mình thiếu kỹ năng tự xử lý căng thẳng, dễ tổn thương, ít chịu được áp lực khi đối mặt với thực tế cuộc sống diễn ra không như ý.

 

Mới đây, chị P.T.T ở phường Hòa Xuân Tây (TX Đông Hòa) hỏi tôi rằng, muốn khám tâm lý cho con thì chị nên đến đâu. Câu hỏi bất chợt và câu chuyện chị kể khiến tôi trăn trở.

 

Chị là giáo viên tiểu học có hai con rất ngoan và giỏi. Đặc biệt, con gái đầu cá tính, mạnh mẽ từng là niềm tự hào của cả gia đình nhưng gần đây đang khiến chị lo lắng.

 

“Cháu học trường chuyên, tốt nghiệp Trường đại học Ngoại thương với tấm bằng loại giỏi, nhưng không làm việc ở đâu được quá 2 tháng. Ở chỗ nào cũng vậy, chỉ cần cấp trên nói nặng lời là con nghỉ việc. Sau này, công việc mà con muốn làm nhất và dành thời gian tương đối lâu là làm huấn luyện viên ở phòng tập gym. Thế nhưng vì thu nhập ít ỏi nên tháng nào ba mẹ cũng gửi thêm vào. Mẹ và các dì la rầy con chuyện này nên làm được hơn 1 năm, con xin nghỉ và vừa thi đậu vào làm việc cho một ngân hàng lớn. Tuy nhiên, tôi nhận thấy con đang bất mãn với công việc, cuộc sống nhưng không hiểu cảm xúc đó từ đâu mà có”, chị T thở dài nói.

 

Tôi còn biết một cô gái hiện đã 28 tuổi nhưng vẫn đang mông lung với định hướng nghề nghiệp. Vốn lực học trung bình nhưng vì cha mẹ kỳ vọng nên T.T.M.H (TP Tuy Hòa) cũng cố gắng vào hệ cao đẳng của một trường đại học ở Khánh Hòa. Ngành H chọn là quản trị kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp, H đi phụ quán cà phê, sau đó thấy cơ hội nghề nghiệp không nhiều nên tiếp tục học liên thông lên đại học. Mới đây, H tiếp tục đăng ký học văn bằng 2 kế toán. “Học như một cứu cánh vì em không biết làm gì. Nhìn lại ở tuổi 28, bạn bè ai cũng đề huề con cái, em thậm chí chưa bao giờ có người yêu. Sống như này làm em cảm thấy rất tự ti”, H chia sẻ.

 

Với sự vội vã ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện nay, không ít người trẻ cảm thấy áp lực và bị tổn thương tâm lý. Đôi khi cảm xúc tiêu cực của họ trở nên quá trầm trọng và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2023, ước tính có khoảng 3,2 triệu người Việt Nam mắc bệnh trầm cảm. Trong đó, nhóm tuổi từ 18-29 có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất (5,4%). Ngoài ra, rối loạn lo âu và các vấn đề tâm lý khác cũng gia tăng nhanh chóng, đặt ra câu hỏi: tại sao thế hệ trẻ dễ tổn thương hơn dù có điều kiện sống tốt hơn.

 

Đ ngưi tr làm quen vi tht bi nh

 

Mỗi thế hệ mang trên mình những gánh nặng và áp lực khác nhau. Các bạn thế hệ bây giờ cũng có áp lực riêng vì thế giới đang rộng mở, giới trẻ nâng cao kỳ vọng về mọi thứ xung quanh như phải giỏi giang, sống phải được đối xử công bằng, được tôn trọng, được công nhận và quan trọng nhất được sống là chính mình. Cũng bởi vì kỳ vọng cao nên áp lực lớn; họ dễ mệt mỏi, thất vọng, bế tắc khi cuộc sống không được như ý mình.

 

Một sự thật không thể phủ nhận là nhiều đứa trẻ hiện đang sống trong môi trường được bảo bọc quá mức, được nuôi dưỡng với sự chăm sóc, yêu thương và kỳ vọng của cả gia đình. Khi mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần đều được đáp ứng dễ dàng, trẻ có thể sẽ phát triển tâm lý phụ thuộc và thiếu tự lập, dẫn đến khi vào tuổi trưởng thành, nhiều người vẫn là những đứa trẻ trong cơ thể của người lớn. Khi gặp khó khăn hay thất bại, người trẻ không biết cách xoay xở để tự vực dậy mà thay vào đó là bỏ cuộc dễ dàng.

 

Tiến sĩ giáo dục Robin Berman, trong cuốn sách nổi tiếng “Permission to Parent: How to Raise Your Child with Love and Limits” (bản dịch tiếng Việt là “Tình yêu và Những giới hạn của cha mẹ trong nuôi dạy con cái”) đã khẳng định rằng, hệ quả của việc bảo vệ con cái khỏi việc phải tự đối mặt với thăng trầm trong cuộc sống là những hậu quả lâu dài, bao gồm sự thiếu tự chủ, thiếu khả năng điều hòa cảm xúc, đòi hỏi trong tương lai về những mối quan hệ phụ thuộc và việc tìm kiếm các yếu tố an ủi từ bên ngoài.

 

Để người trẻ có thể vững vàng trước những điều bất định, có khả năng xử lý những điều bất như ý trong cuộc sống, các chuyên gia giáo dục cho rằng, trẻ cần được học cách đối mặt với những thất bại nhỏ ngay từ khi còn bé để từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho những điều lớn lao. Như cây cần không gian để phát triển tự nhiên, trẻ cũng cần được tự do khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh để trưởng thành.

 

Một “đặc quyền” của người trẻ là được sai và dám sai. Bởi, thất bại chưa bao giờ là điều đáng sợ, đáng sợ hơn là không biết làm cách nào để đứng lên từ thất bại đó.

 

THÁI HÀ

Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp